Nghị định số 100/2020/NĐ-CP về kinh doanh hàng miễn thuế

Nghị định số 100/2020/NĐ-CP về kinh doanh hàng miễn thuế

Nghị định này quy định về chính sách quản lý đối với hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế; thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế.

CHÍNH PHỦ
________

Số: 100/2020/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________________

Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2020

 

 

NGHỊ ĐỊNH
Về kinh doanh hàng miễn thuế

_________

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 03 tháng 6 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 14 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định về kinh doanh hàng miễn thuế.

 

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về chính sách quản lý đối với hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế; thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Người xuất cảnh, quá cảnh, nhập cảnh.
  2. Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam.
  3. Thuyền viên làm việc trên tàu biển chạy tuyến quốc tế.
  4. Hành khách trên các chuyến bay quốc tế đi và đến Việt Nam.
  5. Doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật.
  6. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
  7. Đơn vị kinh doanh cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế.
  8. Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu đường bộ quốc tế, đơn vị được giao quản lý cửa khẩu đường bộ quốc tế.
  9. Tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh bán hàng miễn thuế.
  10. Các cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế.

 

Chương II

CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ

 

Điều 3. Đối tượng và điều kiện mua hàng miễn thuế

  1. Người xuất cảnh, quá cảnh sau khi hoàn thành thủ tục xuất cảnh, quá cảnh, hành khách trên các chuyến bay quốc tế xuất cảnh từ Việt Nam hoặc người chờ xuất cảnh được mua hàng miễn thuế.
  2. a) Người xuất cảnh, quá cảnh qua các cửa khẩu đường bộ quốc tế; cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế, cửa khẩu cảng biển loại 1, cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế được mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế nằm trong khu vực cách ly;
  3. b) Người chờ xuất cảnh được mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế trong nội địa. Hàng hoá miễn thuế được nhận tại quầy nhận hàng trong khu cách ly tại cửa khẩu quốc tế nơi hành khách xuất cảnh;
  4. c) Khách du lịch là người nước ngoài theo đoàn bằng đường biển, có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế được mua hàng miễn thuế tại cửa khẩu cảng biển loại 1, cửa hàng miễn thuế trong nội địa. Trường hợp mua hàng miễn thuế trong nội địa thì khách du lịch được nhận hàng tại quầy nhận hàng trong khu cách ly tại cửa khẩu cảng biển loại 1 nơi khách du lịch xuất cảnh;
  5. d) Ngoài địa điểm nhận hàng quy định tại khoản này, khách mua hàng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này (trừ khách mua hàng trên chuyến bay quốc tế xuất cảnh từ Việt Nam) được nhận hàng ở nước ngoài.
  6. Hành khách trên các chuyến bay quốc tế xuất cảnh từ Việt Nam được mua hàng miễn thuế trên tàu bay xuất cảnh. Hành khách trên các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam được mua hàng miễn thuế trên tàu bay đang thực hiện chuyến bay quốc tế đến Việt Nam.
  7. Người nhập cảnh được mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế đặt tại khu vực hạn chế của cảng hàng không dân dụng quốc tế ngay sau khi hoàn thành thủ tục nhập cảnh, không được mua hàng miễn thuế sau khi đã ra khỏi khu vực hạn chế tại cảng hàng không dân dụng quốc tế.
  8. Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam được mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế trong nội địa. Khi mua hàng miễn thuế cho tổ chức phải xuất trình sổ định mức hàng miễn thuế. Khi mua hàng miễn thuế cho cá nhân phải xuất trình sổ định mức hàng miễn thuế kèm chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp hoặc hộ chiếu.
  9. Đối tượng mua hàng là thuyền viên làm việc trên tàu biển chạy tuyến quốc tế (bao gồm tàu biển có quốc tịch nước ngoài và tàu biển có quốc tịch Việt Nam chạy tuyến quốc tế) được mua hàng miễn thuế tại cảng biển loại 1, cửa hàng miễn thuế trong nội địa phục vụ cho nhu cầu cá nhân, nhu cầu sinh hoạt chung của thuyền viên để sử dụng trên tàu trong thời gian tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam và để sử dụng trên tàu ngoài lãnh hải Việt Nam sau khi tàu xuất cảnh.
  10. a) Trường hợp mua hàng miễn thuế phục vụ nhu cầu cá nhân thuyền viên phải xuất trình hộ chiếu hoặc thẻ đi bờ của thuyền viên;
  11. b) Trường hợp mua hàng miễn thuế phục vụ nhu cầu sinh hoạt chung của thuyền viên trong thời gian tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam, thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu có đơn đặt hàng kèm theo danh sách thuyền viên có thông tin về số hộ chiếu của từng thuyền viên, trên đơn phải ghi rõ thông tin về số hiệu tàu, ngày tàu nhập cảnh;
  12. c) Trường hợp hàng miễn thuế phục vụ nhu cầu của thuyền viên cho hành trình tiếp theo ngoài lãnh hải Việt Nam, thuyền trưởng hoặc người đại điện tàu có đơn đặt hàng, trên đơn đặt hàng phải ghi rõ thông tin về số hiệu tàu, ngày tàu nhập cảnh, kèm theo danh sách thuyền viên có thông tin số hộ chiếu của từng thuyền viên. Hàng hóa phải được đưa vào kho chứa của tàu để cơ quan hải quan nơi tàu xuất cảnh niêm phong, xác nhận, giám sát cho đến khi tàu xuất cảnh.

Điều 4. Chính sách thuế đối với hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế

Chính sách thuế đối với hàng hóa đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế, quản lý thuế có liên quan.

Điều 5. Quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế

  1. Nhập khẩu sản phẩm thuốc lá để kinh doanh hàng miễn thuế được thực hiện theo Giấy phép của Bộ Công Thương.
  2. Hồ sơ cấp phép
  3. a) Công văn của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế đề nghị cho phép nhập khẩu thuốc lá để bán tại cửa hàng miễn thuế theo Mẫu số 03/CV Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
  4. b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao. Đối với doanh nghiệp đề nghị cấp phép lần đầu phải nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế: 01 bản sao;
  5. c) Báo cáo tình hình nhập khẩu, tồn kho và tiêu thụ thuốc lá từ đầu năm đến thời điểm đề nghị cấp phép, có xác nhận của Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế theo Mẫu số 04/BCNKTKTL Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.
  6. Trình tự, thủ tục cấp phép
  7. a) Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Bộ Công Thương;
  8. b) Thời gian cấp phép

Trong thời hạn 10 ngày làm việc (tính theo dấu công văn đến của Bộ Công Thương) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm thuốc lá cho doanh nghiệp để kinh doanh hàng miễn thuế. Trường hợp từ chối cấp phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời nêu rõ lý do không cấp.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc (tính theo dấu công văn đến của Bộ Công Thương) kể từ ngày nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương thông báo và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ (hình thức thông báo bằng văn bản, fax, email, điện thoại,…).

  1. Thuốc lá điếu nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế phải in cảnh báo sức khỏe trên bao bì bằng Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh, đối với thuốc lá bán cho hành khách nhập cảnh phải dán nội dung cảnh báo sức khỏe bằng Tiếng Việt trên bao bì phù hợp với quy định pháp luật về phòng chống tác hại thuốc lá và Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC).
  2. Hàng hóa tạm nhập khẩu đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế không phải kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm khi làm thủ tục tạm nhập khẩu. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật.
  3. Hàng hóa, sản phẩm (tạm nhập khẩu, nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước) có nội dung văn hóa, văn học, nghệ thuật, vui chơi giải trí thể hiện trên mọi chất liệu chỉ được phép bán sau khi đã được cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa có thẩm quyền cho phép phổ biến, lưu hành tại Việt Nam và đáp ứng đủ các điều kiện khác về chất lượng hàng hóa theo quy định của pháp luật.
  4. Doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm.
  5. Trường hợp theo điều ước quốc tế về quản lý chuyên ngành mà Việt Nam là thành viên có quy định về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc an toàn thực phẩm đối với hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế khác với quy định tại Điều này thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.

Điều 6. Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế

  1. Hàng hóa đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế bao gồm: Hàng hóa tạm nhập khẩu từ nước ngoài, khu phi thuế quan, kho ngoại quan; hàng hóa từ nội địa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hàng hóa tạm nhập khẩu từ nước ngoài, khu phi thuế quan, kho ngoại quan đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế là mặt hàng không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.

Hàng hóa từ nội địa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế là mặt hàng không thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa thuộc mặt hàng xuất khẩu có điều kiện thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

  1. Hàng hóa từ nội địa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế được cơ quan hải quan quản lý, giám sát trên cơ sở thông báo danh sách hàng hóa đưa vào cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế.
  2. Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế phải được lưu giữ tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế của doanh nghiệp bán hàng miễn thuế.
  3. Thời gian lưu giữ hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 47 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014.
  4. Các mặt hàng thuốc lá, xì gà, rượu, bia, bán tại cửa hàng miễn thuế phải dán tem ‘‘VIET NAM DUTY NOT PAID” do Bộ Tài chính phát hành. Vị trí dán tem “VIET NAM DUTY NOT PAID” thực hiện theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Tem phải được dán trước khi bày bán tại cửa hàng miễn thuế hoặc trước khi giao cho đối tượng mua hàng trong trường hợp hàng được xuất thẳng từ kho chứa hàng miễn thuế đến đối tượng mua hàng.
  5. Hàng hóa bị đổ vỡ, hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất lượng, hết hạn sử dụng, không được bán phục vụ tiêu dùng: Doanh nghiệp lập biên bản về tình trạng hàng hóa để tiêu hủy (có xác nhận của Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế) và tổ chức tiêu hủy theo quy định. Trước khi thực hiện tiêu hủy, doanh nghiệp phải có văn bản thông báo cụ thể về kế hoạch tiêu hủy cho Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế để tổ chức giám sát việc tiêu hủy theo quy định.
  6. Hàng hóa là hàng mẫu, hàng dùng thử đưa vào cửa hàng miễn thuế cho khách mua hàng dùng thử (giấy thử mùi nước hoa, rượu, mỹ phẩm, nước hoa,…), túi, bao bì nhập khẩu để đựng hàng miễn thuế cho khách mua hàng, doanh nghiệp thực hiện quản lý riêng hàng hóa này, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và phải báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.

Điều 7. Đồng tiền dùng trong giao dịch bán hàng miễn thuế

  1. Đồng Việt Nam.
  2. Đồng ngoại tệ đô la Mỹ (USD), euro (EUR).
  3. Đồng tiền của nước có chung biên giới đất liền với địa điểm đặt cửa hàng miễn thuế tại khu vực biên giới.
  4. Đồng tiền của quốc gia nơi các chuyến bay quốc tế của các hãng hàng không được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam thực hiện nhập cảnh, quá cảnh tại quốc gia đó.

Điều 8. Định lượng mua hàng miễn thuế

  1. Người xuất cảnh, quá cảnh, hành khách trên các chuyến bay quốc tế xuất cảnh từ Việt Nam hoặc người chờ xuất cảnh quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này được mua hàng miễn thuế không hạn chế số lượng và trị giá nhưng phải tự chịu trách nhiệm về thủ tục và định lượng để nhập khẩu vào nước nhập cảnh.
  2. Hành khách trên các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam, người nhập cảnh quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Nghị định này được mua hàng miễn thuế theo định mức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
  3. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này được mua hàng miễn thuế theo định lượng quy định tại Điều 5 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
  4. Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 5 Điều 3 Nghị định này được mua hàng miễn thuế phục vụ cho nhu cầu cá nhân, nhu cầu sinh hoạt chung của thuyền viên trên tàu biển chạy tuyến quốc tế trong thời gian tàu biển neo đậu tại cảng biển Việt Nam, định mức mỗi thuyền viên trong một lần tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam như sau:
  5. a) Rượu từ 20 độ trở lên: 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ: 2,0 lít hoặc đồ uống có cồn, bia: 3,0 lít.

Đối với rượu nguyên chai, bình, lọ, can (sau đây viết tắt là chai) có dung tích lớn hơn dung tích quy định nhưng không vượt quá 01 lít thì được miễn thuế cả chai. Trường hợp vượt quá 01 lít thì phần vượt định mức phải nộp thuế theo quy định của pháp luật;

  1. b) Thuốc lá điếu: 200 điếu hoặc thuốc lá sợi: 250 gam hoặc xì gà: 20 điếu.
  2. Đối tượng quy định tại điểm c khoản 5 Điều 3 Nghị định này được mua hàng miễn thuế không hạn chế về số lượng và trị giá để sử dụng trên tàu ngoài lãnh hải Việt Nam sau khi tàu xuất cảnh.

 

Chương III

THỦ TỤC, CÔNG TÁC GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ

 

Điều 9. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế

  1. Đối với hàng hóa tạm nhập khẩu từ nước ngoài, khu phi thuế quan và kho ngoại quan: Doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phu quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
  2. Đối với hàng hóa từ nội địa đưa vào cửa hàng miễn thuế, kho hàng miễn thuế: Doanh nghiệp phải thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế danh sách hàng hóa đưa vào cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế theo Mẫu số 10/DSHH Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và gửi đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Sau khi nhận được phản hồi của hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, doanh nghiệp được đưa hàng hóa vào cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế. Chi cục Hải quan xác nhận thực tế hàng hóa đưa vào cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế trên cơ sở thông báo danh sách hàng hoá của doanh nghiệp thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

Trường hợp có nghi ngờ về danh sách hàng hóa, trong vòng 02 giờ làm việc kể từ khi hệ thống xử lý dữ liệu điện tử phản hồi, Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử với thực tế hàng hóa đưa vào cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế của doanh nghiệp. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan kiểm tra thực tế lượng hàng tồn của cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế theo quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan. Cục trưởng Cục Hải quan giao Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế tổ chức thực hiện kiểm tra chậm nhất trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định.

Đối với trường hợp phức tạp, Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra nhưng không quá 05 ngày làm việc.

Nội dung kiểm tra và kết quả kiểm tra được ghi nhận bằng biên bản kiểm tra theo Mẫu số 13/BBKT Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Cơ quan hải quan thực hiện xác nhận thực tế hàng hóa đưa vào cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử theo kết quả kiểm tra thực tế.

Điều 10. Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển giữa kho chứa hàng miễn thuế và cửa hàng miễn thuế

  1. Đối với kho chứa hàng miễn thuế đặt tại vị trí cùng với cửa hàng miễn thuế, việc vận chuyển hàng hóa giữa kho chứa hàng miễn thuế và cửa hàng miễn thuế doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế tự chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý.
  2. Đối với kho chứa hàng miễn thuế đặt trong khu vực cách ly, khu vục hạn chế khác với địa điểm đặt cửa hàng miễn thuế
  3. a) Doanh nghiệp có trách nhiệm gửi thông tin hàng hóa đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử trước khi vận chuyển hàng hóa, khi vận chuyển hàng hóa giữa kho chứa hàng miễn thuế và cửa hàng miễn thuế phải kèm theo chứng từ xuất kho. Trong trường hợp thực hiện thủ công hoặc hệ thống xử lý dữ liệu điện tử gặp sự cố, doanh nghiệp thông báo bằng văn bản về việc vận chuyển hàng hóa với cơ quan hải quan và gửi dữ liệu đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử trong vòng 24 giờ kể từ khi sự cố hệ thống xử lý dữ liệu điện tử được khắc phục;
  4. b) Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế có trách nhiệm kiểm tra thực tế hàng hóa được vận chuyển theo nguyên tắc quản lý rủi ro hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Phê duyệt văn bản thông báo của doanh nghiệp về việc vận chuyển trong trường hợp thực hiện thủ công hoặc hệ thống xử lý dữ liệu điện tử gặp sự cố;
  5. c) Ngay sau khi hệ thống xử lý dữ liệu điện tử được khôi phục, Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế có trách nhiệm thông báo (bằng văn bản, email, điện thoại, fax,…) với doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế về việc hệ thống xử lý dữ liệu điện tử được khôi phục.
  6. Đối với trường hợp kho chứa hàng miễn thuế không đặt tại vị trí cùng với cửa hàng miễn thuế, không đặt trong khu cách ly, khu vực hạn chế:
  7. a) Doanh nghiệp có trách nhiệm gửi các thông tin (tên hàng, số lượng, tuyến đường vận chuyển) về việc vận chuyển hàng hóa đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử trước khi thực hiện vận chuyển hàng hóa, in 01 bản giấy về các thông tin về tên hàng, số lượng, tuyến đường vận chuyển dùng làm chứng từ lưu thông hàng hóa. Trong trường hợp thực hiện thủ công hoặc hệ thống xử lý dữ liệu điện tử gặp sự cố, doanh nghiệp thực hiện thông báo bằng văn bản về việc vận chuyển và chỉ được vận chuyển hàng hóa sau khi được cơ quan hải quan phê duyệt. Trong vòng 24 giờ kể từ khi sự cố được khắc phục doanh nghiệp phải gửi dữ liệu đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến đúng địa điểm đăng ký vận chuyển đến;
  8. b) Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế có trách nhiệm giám sát hàng hóa xếp lên phương tiện để vận chuyển giữa kho chứa hàng miễn thuế và cửa hàng miễn thuế; thực hiện phê duyệt vận chuyển hàng hóa trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử ngay sau khi doanh nghiệp gửi đến hoặc văn bản do doanh nghiệp xuất trình. Niêm phong hàng hóa trước khi vận chuyển, ghi rõ số niêm phong hải quan trên bản giấy của doanh nghiệp. Khi hàng hóa vận chuyển đến địa điểm, Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế kiểm tra niêm phong, xác nhận trên văn bản của doanh nghiệp, thực hiện giám sát hàng hóa nhập vào kho chứa hàng miễn thuế hoặc cửa hàng miễn thuế;
  9. c) Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế thực hiện quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

Điều 11. Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển giữa kho chứa hàng miễn thuế với tàu bay để bán hàng miễn thuế trên các chuyến bay quốc tế đi và đến Việt Nam

  1. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế
  2. a) Khi đưa hàng hóa từ kho chứa hàng miễn thuế lên tàu bay, doanh nghiệp gửi phiếu giao nhận hàng hóa theo Mẫu số 08/PGHKVTB Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;
  3. b) Thực hiện vận chuyển hàng hóa dưới sự giám sát của Chi cục Hải quan quản lý kho chứa hàng miễn thuế từ kho chứa hàng miễn thuế đến tàu bay;
  4. c) Đối với hàng hóa bán không hết thu hồi từ các chuyến bay quốc tế: Doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế thực hiện niêm phong xe hàng miễn thuế trước khi đưa xe hàng ra khỏi tàu bay;
  5. d) Lập 02 bảng kê lượng tiền mặt theo Mẫu số 09/BKTMKVTB Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, xuất trình cho cơ quan hải quan ngay sau khi nhận bàn giao từ đại diện của tiếp viên hàng không. Cập nhật vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử các thông tin trên bảng kê lượng tiền mặt.
  6. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý kho chứa hàng miễn thuế
  7. a) Giám sát hàng hoá xếp lên xe hàng, niêm phong hải quan, giám sát việc đưa hàng đến cửa tàu bay. Xác nhận vào phiếu giao nhận hàng hoá quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;
  8. b) Giám sát xe hàng từ tàu bay xuống để nhập kho, kiểm tra, giám sát xe hàng vào kho và xác nhận trên phiếu nhập kho của doanh nghiệp;
  9. c) Xác nhận 02 bảng kê lượng tiền mặt do doanh nghiệp xuất trình ngay sau khi doanh nghiệp nhận bàn giao từ đại diện tiếp viên hàng không, lưu 01 bản và chuyển doanh nghiệp 01 bản, thực hiện xác nhận trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

Điều 12. Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển giữa các kho chứa hàng miễn thuế của một doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế với tàu bay để bán hàng trên các chuyến bay quốc tế đi và đến Việt Nam trong trường hợp tàu bay nhập cảnh tại sân bay quốc tế khác với sân bay quốc tế tàu bay xuất cảnh

  1. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế

Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này và thực hiện thêm các công việc sau:

  1. a) Gửi phiếu giao nhận hàng hóa theo Mẫu số 08/PGHKVTB Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử ngay sau khi hàng hóa được nhập vào kho chứa hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế nơi tàu bay nhập cảnh hoặc hàng hóa được đưa thẳng từ tàu bay nhập cảnh đến kho chứa hàng miễn thuế nơi tàu bay xuất cảnh;
  2. b) Thực hiện lưu giữ xe hàng miễn thuế trong kho chứa hàng miễn thuế của doanh nghiệp tại khu vực riêng ở sân bay nhập cảnh có camera giám sát, đảm bảo phân biệt được với hàng hóa, xe hàng miễn thuế khác trong kho chứa hàng miễn thuế đối với trường hợp hàng hóa được đưa vào kho chứa hàng miễn thuế của doanh nghiệp tại sân bay quốc tế nơi tàu bay nhập cảnh;
  3. c) Thực hiện vận chuyển hàng hóa từ tàu bay nhập cảnh đến kho chứa hàng miễn thuế tại sân bay nơi tàu bay xuất cảnh theo đúng thời gian ghi trên biên bản bàn giao quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
  4. d) Thực hiện quyết định xử phạt của cơ quan hải quan trong trường hợp vận chuyển xe hàng từ sân bay quốc tế nơi tàu bay nhập cảnh đến sân bay quốc tế nơi tàu bay xuất cảnh không đúng thời gian ghi trên biên bản bàn giao quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
  5. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế nơi tàu bay xuất cảnh
  6. a) Thực hiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định này khi xe hàng miễn thuế được vận chuyển từ kho chứa hàng miễn thuế tại sân bay xuất cảnh lên tàu bay xuất cảnh;
  7. b) Căn cứ biên bản bàn giao quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, thực hiện giám sát xe hàng đưa từ phương tiện vận chuyển vào kho chứa hàng miễn thuế tại sân bay xuất cảnh; ký tên, đóng dấu công chức hải quan, ghi rõ ngày, tháng, năm xác nhận trên biên bản bàn giao và trả lại doanh nghiệp; cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử và xác nhận trên phiếu nhập kho của doanh nghiệp;
  8. c) Theo dõi thông tin về quá trình vận chuyển của xe hàng miễn thuế, phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế nơi tàu bay nhập cảnh để xác minh trong trường hợp quá thời gian ghi trên biên bản bàn giao quy định tại điểm c khoản 3 Điều này nhưng xe hàng chưa được vận chuyển đến sân bay quốc tế nơi tàu bay xuất cảnh.
  9. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế nơi tàu bay nhập cảnh
  10. a) Căn cứ thông tin về số hiệu chuyến bay, số hiệu xe hàng miễn thuế trên phiếu giao nhận hàng hóa do doanh nghiệp gửi trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử quy định tại điểm a khoản 1 Điều này để thực hiện giám sát xe hàng miễn thuế từ tàu bay nhập cảnh đến kho chứa hàng miễn thuế tại sân bay nhập cảnh đối với trường hợp hàng hóa được đưa vào kho chứa hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế nơi tàu bay nhập cảnh;
  11. b) Thực hiện quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định này;
  12. c) Căn cứ thông tin về phiếu giao nhận hàng hoá quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện niêm phong xe hàng, lập biên bản bàn giao xe hàng miễn thuế thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử theo Mẫu số 06/BBBG Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, cập nhật số niêm phong vào biên bản bàn giao, in 01 bản biên bản bàn giao từ hệ thống xử lý dữ liệu điện tử và giao cho doanh nghiệp để chuyển xe hàng đến Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế nơi tàu bay xuất cảnh;
  13. d) Theo dõi thông tin về quá trình vận chuyển của xe hàng miễn thuế, chủ trì xác minh và xử lý vi phạm (nếu có) trong trường hợp quá thời gian ghi trên biên bản bàn giao nhưng chưa nhận được xác nhận của Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế nơi tàu bay xuất cảnh theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Điều 13. Thủ tục bán hàng miễn thuế cho đối tượng mua là người xuất cảnh, quá cảnh, khách trên tàu bay xuất cảnh, khách du lịch bằng đường biển, thuyền viên mua hàng miễn thuế phục vụ nhu cầu cá nhân trong thời gian tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam

  1. Trách nhiệm của nhân viên bán hàng cho khách xuất cảnh, quá cảnh tại khu cách ly
  2. a) Yêu cầu khách hàng xuất trình hộ chiếu hoặc giấy thông hành;
  3. b) Nhập dữ liệu vào phần mềm của doanh nghiệp các thông tin về khách hàng và hàng hóa khách hàng mua

Thông tin về khách hàng gồm: Họ và tên người mua hàng đúng theo hộ chiếu hoặc giấy thông hành; số hộ chiếu hoặc số giấy thông hành; quốc tịch; số hiệu chuyến bay (flight), ngày bay (date) được ghi trên thẻ tàu bay (boarding pass) đối với người xuất cảnh, quá cảnh bằng đường hàng không hoặc ngày khởi hành của phương tiện đối với người xuất cảnh, quá cảnh bằng đường sắt, đường biển.

Riêng trường hợp bán hàng cho khách xuất cảnh, quá cảnh qua cảng hàng không dân dụng quốc tế, thực hiện cập nhật thông tin về khách hàng thông qua việc quét mã vạch trên thẻ lên tàu bay (boarding pass).

Thông tin về hàng hóa gồm: Tên hàng, đơn vị tính phải ghi chính xác theo tên hàng, đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai nhập khẩu; số lượng, trị giá của từng mặt hàng;

  1. c) Thực hiện gửi thông tin quy định tại điểm b khoản này đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Trong trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu gặp sự cố, trong vòng 24 giờ kể từ khi hệ thống xử lý dữ liệu điện tử được khắc phục, doanh nghiệp thực hiện gửi thông tin đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;
  2. d) Xuất hóa đơn bán hàng (bao gồm cả hàng tặng kèm sản phẩm, nếu có) theo quy định;

đ) Lưu hoá đơn bán hàng theo ngày bán hàng (trường hợp hóa đơn bán hàng là từng cuộn thì lưu theo từng cuộn).

  1. Trách nhiệm của nhân viên bán hàng trên tàu bay xuất cảnh
  2. a) Yêu cầu khách hàng xuất trình hộ chiếu;
  3. b) Khi bán hàng, tiếp viên hàng không phải ghi đầy đủ thông tin gồm: tên khách hàng, số hộ chiếu, quốc tịch, số hiệu chuyến bay (flight), thẻ lên tàu bay (boarding pass), tên hàng, đơn vị tính, số lượng, trị giá trên hóa đơn bán hàng. Tên hàng, đơn vị tính phải ghi chính xác theo tên hàng, đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai nhập;
  4. c) Trong vòng 24 giờ kể từ khi tàu bay đỗ tại vị trí chỉ định theo quy định (khi tàu bay thực hiện chuyến bay về Việt Nam), doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế phải kê khai trên phần mềm của doanh nghiệp và gửi đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử các nội dung gồm: tên khách hàng, số hộ chiếu, quốc tịch, số hiệu chuyến bay (flight), thẻ lên tàu bay (boarding pass), tên hàng, đơn vị tính phải ghi chính xác theo tên hàng, đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai nhập, số lượng, trị giá trên hóa đơn bán hàng. Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử gặp sự cố, doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế thực hiện gửi dữ liệu trong vòng 24 giờ kể từ khi hệ thống xử lý dữ liệu điện tử được khắc phục.
  5. Trách nhiệm của doanh nghiệp, nhân viên bán hàng cho khách du lịch bằng đường biên
  6. a) Yêu cầu khách hàng xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
  7. b) Nhập dữ liệu vào phần mềm của doanh nghiệp các thông tin về khách hàng và hàng hóa khách hàng mua.

Thông tin về khách hàng gồm: họ và tên người mua hàng đúng theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; số hộ chiếu hoặc số giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; quốc tịch; ngày khởi hành của phương tiện; tên tàu, ngày đến cảng.

Thông tin về hàng hóa gồm: tên hàng, đơn vị tính phải ghi chính xác theo tên hàng, đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai nhập; số lượng, trị giá của từng mặt hàng;

  1. c) Thực hiện gửi thông tin quy định tại điểm b khoản này đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Trong trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu gặp sự cố, trong vòng 24 giờ kể từ khi hệ thống xử lý dữ liệu điện tử được khắc phục, doanh nghiệp thực hiện gửi thông tin đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;
  2. d) Xuất hóa đơn bán hàng (bao gồm cả hàng tặng kèm sản phẩm – nếu có) theo quy định;

đ) Lưu hoá đơn bán hàng theo ngày bán hàng (trường hợp hóa đơn bán hàng là từng cuộn thì lưu theo từng cuộn);

  1. e) Giao hàng cho khách hàng sau khi khách hàng đã hoàn thành thủ tục xuất cảnh;
  2. g) Trường hợp khách hàng mua hàng tại cửa hàng miễn thuế trong nội địa và giao hàng cho khách ở cửa khẩu xuất:

Thực hiện lập 02 liên phiếu giao hàng theo Mẫu số 02/PGH Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và gửi dữ liệu phiếu giao hàng đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử gặp sự cố, thực hiện gửi dữ liệu trong vòng 24 giờ kể từ khi hệ thống xử lý dữ liệu điện tử được khôi phục.

Chịu trách nhiệm vận chuyển và xuất trình hàng hóa kèm theo 02 liên phiếu giao hàng với hải quan cửa khẩu nơi người mua hàng xuất cảnh để bàn giao hàng hóa cho người mua hàng tại quầy nhận hàng trong khu cách ly cửa khẩu xuất cảnh.

Trường hợp doanh nghiệp không xuất trình được phiếu giao hàng có xác nhận của hải quan cửa khẩu khi Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế kiểm tra thì doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đủ thuế như đối với hàng hoá nhập khẩu theo quy định hiện hành đối với số hàng đã bán.

  1. Trách nhiệm của doanh nghiệp, nhân viên bán hàng cho thuyền viên phục vụ nhu cầu cá nhân trong thời gian tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam
  2. a) Yêu cầu thuyền viên xuất trình hộ chiếu hoặc giấy phép đi bờ của thuyền viên. Kiểm tra thông tin trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử để bán hàng đúng định lượng quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định này;
  3. b) Nhập dữ liệu vào phần mềm của doanh nghiệp các thông tin về thuyền viên và hàng hóa thuyền viên mua.

Thông tin về thuyền viên gồm: họ và tên người mua hàng đúng theo hộ chiếu hoặc giấy phép đi bờ của thuyền viên; số hộ chiếu hoặc số giấy phép đi bờ của thuyền viên; quốc tịch; ngày khởi hành của phương tiện; hoặc tên tàu, ngày đến cảng đối với khách hàng sử dụng giấy phép đi bờ của thuyền viên.

Thông tin về hàng hóa gồm: tên hàng, đơn vị tính phải ghi chính xác theo tên hàng, đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai nhập; số lượng, trị giá;

  1. c) Thực hiện gửi thông tin đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Trong trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử gặp sự cố, trong vòng 24 giờ kể từ khi hệ thống xử lý dữ liệu điện tử được khắc phục, doanh nghiệp thực hiện gửi thông tin đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;
  2. d) Xuất hóa đơn bán hàng (bao gồm cả hàng tặng kèm sản phẩm, nếu có) theo quy định;

đ) Lưu hoá đơn bán hàng theo ngày bán hàng (trường hợp hóa đơn bán hàng là từng cuộn thì lưu theo từng cuộn).

  1. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế
  2. a) Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế thực hiện quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định này;
  3. b) Trên cơ sở quản lý rủi ro và dấu hiệu vi phạm pháp luật, Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế thực hiện kiểm tra việc bán hàng miễn thuế thông qua hệ thống phần mềm của doanh nghiệp, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, ca-mê-ra giám sát hoặc kiểm tra trực tiếp tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế;
  4. c) Theo dõi, phản hồi về phiếu giao hàng đã được cơ quan hải quan xác nhận quy định tại khoản 6 Điều này.
  5. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất nơi người mua hàng xuất cảnh trong trường hợp mua hàng tại cửa hàng miễn thuế trong nội địa
  6. a) Tiếp nhận phiếu giao hàng quy định tại điểm g khoản 3 Điều này do nhân viên của cửa hàng miễn thuế xuất trình tại quầy nhận hàng trong khu cách ly cửa khẩu xuất cảnh;
  7. b) Kiểm tra đối chiếu hàng với nội dung kê khai trên phiếu giao hàng;
  8. c) Xác nhận ký tên và đóng dấu công chức trên phiếu giao hàng;
  9. d) Giao 01 liên phiếu giao hàng cho doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế lưu và lưu 01 liên;

đ) Cuối mỗi ngày (ca) công chức hải quan xác nhận trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử về số phiếu giao hàng đã được xác nhận. Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử gặp sự cố, trong vòng 24 giờ sau khi hệ thống được khắc phục, thực hiện xác nhận trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử về số phiếu giao hàng đã được xác nhận.

Điều 14. Thủ tục bán hàng miễn thuế cho đối tượng mua là người nhập cảnh tại cửa khẩu sân bay quốc tế

  1. Trách nhiệm của nhân viên bán hàng
  2. a) Thực hiện đầy đủ các công việc quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
  3. b) Đối với trường hợp khách hàng mua hàng vượt định mức miễn thuế theo quy định, doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế lập 02 Phiếu thông báo theo Mẫu số 01/PTBHVĐM Phụ lục II ban hành kèm Nghị định này thông báo cho cơ quan hải quan tại cửa khẩu nhập (bằng bản giấy và gửi dữ liệu trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử). Nhận lại và lưu 01 Phiếu thông báo đã ký tên, đóng dấu công chức của công chức hải quan tại cửa khẩu nhập. Riêng mặt hàng thuốc lá không được bán vượt định mức miễn thuế.
  4. Người mua hàng miễn thuế vượt định mức miễn thuế có trách nhiệm: thực hiện kê khai, nộp thuế và các quy định pháp luật liên quan đến việc nhập khẩu đối với hàng hóa vượt định mức miễn thuế với cơ quan hải quan và nộp các chứng từ liên quan theo quy định của pháp luật.
  5. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế
  6. a) Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế thực hiện quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định này;
  7. b) Trên cơ sở quản lý rủi ro và dấu hiệu vi phạm pháp luật, Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế thực hiện kiểm tra việc bán hàng miễn thuế thông qua hệ thống phần mềm của doanh nghiệp, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, ca-mê-ra giám sát hoặc kiểm tra trực tiếp hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế;
  8. c) Thu thuế, lưu bản chụp các chứng từ quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 15. Thủ tục bán hàng miễn thuế cho đối tượng mua là hành khách đang thực hiện chuyến bay quốc tế đến Việt Nam

  1. Trách nhiệm của nhân viên bán hàng (tiếp viên hàng không), doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế
  2. a) Yêu cầu khách hàng xuất trình hộ chiếu, thẻ lên tàu bay;
  3. b) Khi bán hàng, tiếp viên hàng không phải ghi đầy đủ thông tin: tên khách hàng, số hộ chiếu, quốc tịch, số hiệu chuyến bay (flight), thẻ lên tàu bay (boarding pass), tên hàng, đơn vị tính, số lượng, trị giá trên hóa đơn bán hàng. Tên hàng, đơn vị tính phải ghi chính xác theo tên hàng, đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai nhập;
  4. c) Chậm nhất 24 giờ, kể từ khi tàu bay đỗ tại vị trí chỉ định theo quy định, doanh nghiệp kê khai trên hệ thống phần mềm của doanh nghiệp các thông tin gồm: tên khách hàng, số hộ chiếu, quốc tịch, số hiệu chuyến bay (flight), ngày bay (date), tên hàng, số lượng, trị giá, tổng lượng, tổng trị giá. Thực hiện gửi thông tin đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Trong trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử gặp sự cố, trong vòng 24 giờ kể từ khi hệ thống được khắc phục, doanh nghiệp gửi dữ liệu đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;
  5. d) Đối với trường hợp khách hàng mua hàng vượt định mức miễn thuế theo quy định, doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế lập 02 Phiếu thông báo theo Mẫu số 01/PTBHVĐM Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, thông báo cho bộ phận hải quan tại cửa khẩu nhập (bằng bản giấy và truyền dữ liệu trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử). Nhận lại và lưu 01 Phiếu thông báo đã ký tên, đóng dấu công chức của công chức hải quan tại cửa khẩu nhập. Riêng mặt hàng thuốc lá không được bán vượt định mức miễn thuế.
  6. Người mua hàng miễn thuế vượt định mức miễn thuế có trách nhiệm: thực hiện kê khai, nộp thuế và các quy định pháp luật liên quan đến việc nhập khẩu đối với hàng hóa vượt định mức miễn thuế với cơ quan hải quan và nộp các chứng từ liên quan theo quy định của pháp luật.
  7. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế
  8. a) Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế thực hiện quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định này;
  9. b) Trên cơ sở quản lý rủi ro và dấu hiệu vi phạm pháp luật, Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế thực hiện kiểm tra việc bán hàng miễn thuế qua hệ thống phần mềm của doanh nghiệp, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, hoặc kiểm tra trực tiếp hàng hóa tại kho chứa hàng miễn thuế;
  10. c) Thực hiện thu thuế, lưu bản chụp các chứng từ quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 16. Thủ tục bán hàng miễn thuế cho đối tượng mua là người chờ xuất cảnh mua hàng tại cửa hàng miễn thuế trong nội địa

  1. Trách nhiệm của nhân viên bán hàng
  2. a) Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này, trừ việc cập nhật thông tin về ngày, giờ xuất cảnh của khách hàng;
  3. b) Lập Phiếu giao hàng theo Mẫu số 02/PGH Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này (trừ trường hợp giao hàng ở nước ngoài theo yêu cầu của khách);
  4. c) Thực hiện gửi dữ liệu Phiếu giao hàng đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Trong trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử gặp sự cố, trong vòng 24 giờ kể từ khi hệ thống xử lý dữ liệu điện tử được khắc phục, thực hiện gửi dữ liệu đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
  5. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế
  6. a) Chịu trách nhiệm vận chuyển và xuất trình hàng hóa kèm theo 02 liên Phiếu giao hàng theo Mẫu số 02/PGH Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này với Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi người mua hàng xuất cảnh, để bàn giao hàng hóa này cho người mua hàng tại quầy nhận hàng trong khu cách ly cửa khẩu xuất cảnh;
  7. b) Trường hợp cửa hàng không xuất trình được Phiếu giao hàng có xác nhận của hải quan cửa khẩu khi Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế kiểm tra thì doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế có trách nhiệm nộp đủ thuế như đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định hiện hành đối với số hàng đã bán.
  8. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế
  9. a) Theo dõi phản hồi về Phiếu giao hàng đã được Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi người mua hàng xuất cảnh xác nhận;
  10. b) Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế thực hiện quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định này;
  11. c) Trên cơ sở quản lý rủi ro và dấu hiệu vi phạm pháp luật, Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế thực hiện kiểm tra việc bán hàng miễn thuế thông qua hệ thống phần mềm của doanh nghiệp, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, ca-mê-ra giám sát hoặc kiểm tra trực tiếp hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế.
  12. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi người mua hàng xuất cảnh:
  13. a) Tiếp nhận Phiếu giao hàng do nhân viên của cửa hàng miễn thuế xuất trình tại quầy nhận hàng trong khu cách ly cửa khẩu xuất cảnh;
  14. b) Kiểm tra đối chiếu hàng với nội dung kê khai trên Phiếu giao hàng;
  15. c) Xác nhận ký tên và đóng dấu công chức trên Phiếu giao hàng;
  16. d) Giao 01 liên Phiếu giao hàng cho nhân viên giao hàng của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế lưu, lưu 01 liên;

đ) Cuối mỗi ngày (ca) công chức hải quan xác nhận trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử về số phiếu giao hàng đã được xác nhận. Trong trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu gặp sự cố, trong vòng 24 giờ kể từ khi hệ thống được khắc phục, xác nhận trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử về số phiếu giao hàng đã được xác nhận.

  1. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế có nhiều cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế tại nhiều địa điểm khác nhau chịu sự quản lý của các Chi cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác nhau, khi thực hiện bán hàng cho khách chờ xuất cảnh tại cửa hàng miễn thuế trong nội địa, doanh nghiệp được xuất hàng hóa cho khách từ cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế của doanh nghiệp thuộc quản lý của Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi người mua hàng xuất cảnh.

Điều 17. Thủ tục bán hàng miễn thuế cho tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ mua hàng tại cửa hàng miễn thuế trong nội địa

  1. Trách nhiệm của nhân viên bán hàng
  2. a) Yêu cầu khách hàng xuất trình sổ định mức miễn thuế, trừ trường hợp Sổ định mức miễn thuế đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cập nhật thông tin vào cổng thông tin một cửa quốc gia;
  3. b) Nhập toàn bộ về định lượng hàng hóa tại sổ định mức miễn thuế do khách hàng xuất trình hoặc dữ liệu về sổ định mức từ cổng thông tin một cửa quốc gia đã được cơ quan có thẩm quyền cập nhật (đối với trường hợp sử dụng Sổ lần đầu) và gửi đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;
  4. c) Xuất trình bản chính Sổ định mức mua hàng miễn thuế cho cơ quan hải quan để xác nhận định mức mua hàng miễn thuế trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử đối với trường hợp xuất trình sổ quy định tại điểm a khoản này;
  5. d) Nhập các thông tin quy định trên hóa đơn bán hàng vào hệ thống phần mềm của doanh nghiệp và gửi dữ liệu đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, nhận phản hồi từ hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử gặp sự cố, phải thực hiện gửi dữ liệu trong vòng 24 giờ kể từ khi sự cố được khắc phục;

đ) Xuất hóa đơn bán hàng (bao gồm cả hàng tặng kèm sản phẩm, nếu có) theo quy định;

  1. e) Cắt ô tem tương ứng mặt hàng đã bán trên sổ định mức hàng miễn thuế dán vào hóa đơn bán hàng đối với trường hợp xuất trình sổ quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp hóa đơn dạng cuộn doanh nghiệp thực hiện lưu ô tem tương ứng theo từng hóa đơn bán hàng;
  2. g) Lưu hóa đơn bán hàng theo ngày bán hàng (hoặc theo cuộn nếu hóa đơn ở dạng cuộn).
  3. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế
  4. a) Đối với khách hàng lần đầu tiên mua hàng miễn thuế theo sổ định mức mua hàng miễn thuế, cơ quan hải quan kiểm tra bản chính sổ định mức mua hàng miễn thuế hoặc kiểm tra trên cổng thông tin một cửa quốc gia về định lượng mua hàng miễn thuế, xác nhận trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử lượng hàng miễn thuế được phép mua của khách hàng để hệ thống xử lý dữ liệu điện tử trừ lùi định mức mua hàng miễn thuế;
  5. b) Trên cơ sở quản lý rủi ro và dấu hiệu vi phạm pháp luật, Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế thực hiện kiểm tra việc bán hàng miễn thuế thông qua hệ thống phần mềm của doanh nghiệp, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, ca-mê-ra giám sát hoặc kiểm tra trực tiếp hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế;
  6. c) Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế thực hiện quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định này.

Điều 18. Thủ tục bán hàng miễn thuế cho đối tượng mua là thuyền viên làm việc trên tàu biển chạy tuyến quốc tế

  1. Trường hợp mua hàng miễn thuế phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt chung của thuyền viên làm việc trên tàu biển chạy tuyến quốc tế trong thời gian tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam để chờ xuất cảnh. Nhân viên bán hàng có trách nhiệm:
  2. a) Yêu cầu người đặt hàng xuất trình hộ chiếu và nộp 01 bản chính đơn đặt hàng và 01 bản chính danh sách thuyền viên;
  3. b) Kiểm tra đơn đặt hàng của thuyền trưởng hoặc người đại diện của tàu, danh sách thuyền viên, kiểm tra định mức mua hàng của từng thuyền viên; kiểm tra thông tin trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử để bán hàng trong định lượng quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định này;
  4. c) Nhập dữ liệu đơn hàng vào hệ thống phần mềm của doanh nghiệp; thực hiện gửi dữ liệu đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, nhận phản hồi từ hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử gặp sự cố, trong vòng 24 giờ kể từ khi hệ thống xử lý dữ liệu điện tử được khắc phục, doanh nghiệp thực hiện gửi dữ liệu đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;
  5. d) Thực hiện xuất hóa đơn bán hàng (bao gồm cả hàng tặng kèm sản phẩm, nếu có), trên hóa đơn đầy đủ các thông tin họ tên, số hộ chiếu, quốc tịch của thuyền trưởng/người đại diện tàu, số hiệu tàu, ngày tàu nhập cảnh;

đ) Lưu hoá đơn bán hàng có chữ ký của thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu, đơn đặt hàng và danh sách thuyền viên.

  1. Trường hợp mua hàng miễn thuế phục vụ nhu cầu của thuyền viên làm việc trên tàu biển chạy tuyến quốc tế phục vụ cho hành trình tiếp theo ngoài lãnh hải Việt Nam. Trách nhiệm của nhân viên bán hàng:
  2. a) Yêu cầu người đặt hàng xuất trình hộ chiếu và nộp 01 bản chính đơn đặt hàng và 01 bản chính danh sách thuyền viên;
  3. b) Kiểm tra đơn hàng, danh sách thuyền viên. Nhập các thông tin về hóa đơn trên hệ thống phần mềm của doanh nghiệp: số hộ chiếu, quốc tịch của thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu, số hiệu tàu, ngày tàu nhập cảnh; tên hàng, số lượng, trị giá. Thực hiện gửi dữ liệu đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, nhận phản hồi từ hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử gặp sự cố, thực hiện gửi dữ liệu trong vòng 24 giờ kể từ khi sự cố được khắc phục;
  4. c) Thực hiện xuất hóa đơn bán hàng theo quy định;
  5. d) Chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hoá vào kho của tàu;

đ) Lưu hóa đơn bán hàng có chữ ký của thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu và xác nhận của công chức hải quan nơi thực hiện thủ tục xuất cảnh tàu, đơn đặt hàng và danh sách thuyền viên.

  1. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế
  2. a) Giám sát hàng hóa từ cửa hàng miễn thuế đến khi hàng hóa chịu sự giám sát của cơ quan hải quan nơi tàu xuất cảnh;
  3. b) Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế thực hiện quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
  4. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục xuất cảnh tàu: Thực hiện niêm phong kho của tàu chứa hàng miễn thuế, xác nhận hàng qua khu vực giám sát (ký tên, đóng dấu công chức hải quan trên hóa đơn bán hàng) và giám sát cho đến khi tàu xuất cảnh.

Điều 19. Thủ tục bán hàng miễn thuế trực tuyến

  1. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế

Ngoài các trách nhiệm khi bán hàng cho từng đối tượng quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18 Nghị định này, doanh nghiệp thực hiện:

  1. a) Nhập dữ liệu về thông tin khách hàng và hàng hóa vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử khi chấp nhận đơn hàng và hoàn tất thủ tục thanh toán. Riêng trường hợp bán cho khách chờ xuất cảnh, xuất cảnh, quá cảnh qua cảng hàng không dân dụng quốc tế, việc cập nhật thông tin về khách thông qua việc quét mã vạch trên thẻ lên tàu bay (boarding pass) trước khi thực hiện kiểm tra đối chiếu thông tin theo quy định điểm b khoản này;
  2. b) Khi giao hàng cho khách mua hàng, kiểm tra đối chiếu thông tin mà khách đã kê khai khi mua hàng trực tuyến với thông tin trên các giấy tờ liên quan đến khách mua hàng theo quy định đối với từng đối tượng.
  3. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế và Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi người mua hàng xuất cảnh, nhập cảnh: Thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18 Nghị định này tương ứng với từng đối tượng mua hàng miễn thuế.

Điều 20. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã bán cho khách xuất cảnh nhưng giao ở nước ngoài theo yêu cầu của khách

  1. Địa điểm làm thủ tục hải quan: Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho hàng miễn thuế sau khi khách mua hàng đã thực xuất cảnh.
  2. Thủ tục hải quan: Thực hiện thủ tục xuất khẩu (tái xuất đối với hàng hóa do doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế tạm nhập từ nước ngoài, xuất khẩu đối với hàng hóa do doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế mua từ nội địa để đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế) theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Khi làm thủ tục xuất khẩu, ngoài hồ sơ hải quan theo quy định, doanh nghiệp phải nộp bảng kê hàng hóa đã bán cho khách xuất cảnh theo Mẫu số 11/BKHH Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và 01 bản chụp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy thông hành (trang đầu và trang có đóng dấu xuất cảnh của cơ quan xuất nhập cảnh).
  3. Trường hợp cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định khách mua hàng miễn thuế không thực xuất cảnh, doanh nghiệp bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Thủ tục đối với hàng hóa đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, tái xuất

  1. Thủ tục thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, tái xuất: thực hiện thủ tục theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa.

Riêng mặt hàng thuốc lá không được phép thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, chỉ được tái xuất qua cửa khẩu đường biển, cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế.

Trước khi đưa hàng hóa ra khỏi cửa hàng miễn thuế, doanh nghiệp thực hiện hủy tem “VIET NAM DUTY NOT PAID” đã dán lên từng mặt hàng và lập biên bản về số tem “ VIET NAM DUTY NOT PAID” đã hủy.

  1. Trường hợp hàng hóa nội địa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế sau đó đưa trở lại nội địa, doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng miễn thuế, kho hàng miễn thuế thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế theo Mẫu số 10/DSHH Phụ lục II ban hành kèm Nghị định này và gửi đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Trước khi đưa hàng hóa ra khỏi cửa hàng miễn thuế, doanh nghiệp thực hiện hủy tem “ VIET NAM DUTY NOT PAID” đã dán lên từng mặt hàng dưới sự giám sát của cơ quan hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, lập biên bản về số tem “VIET NAM DUTY NOT PAID” đã hủy.

Điều 22. Thủ tục đối với hàng hóa tiêu hủy, hàng mẫu, hàng thử, túi, bao bì nhập khẩu để đựng hàng miễn thuế

  1. Hàng hóa bị đổ vỡ, hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất lượng, hết hạn sử dụng thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 6 Nghị định này và:
  2. a) Khi lập biên bản về tình trạng hàng hóa đổ vỡ, hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất lượng, doanh nghiệp phải nêu rõ lý do và các thông tin về hàng hóa: Tên hàng, mã số hàng, số lượng, trị giá. Trên cơ sở nội dung biên bản và thực tế kiểm tra hàng hóa, công chức hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế ký tên, đóng dấu công chức xác nhận đối với hàng hóa đổ vỡ, hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất lượng;
  3. b) Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện tiêu hủy hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành và chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.
  4. Đối với hàng mẫu, hàng dùng thử, túi, bao bì nhập khẩu để đựng hàng miễn thuế (không bao gồm hàng tặng kèm sản phẩm) thực hiện như sau:
  5. a) Khi xuất hàng mẫu, hàng thử, túi, bao bì nhập khẩu lên cửa hàng miễn thuế, doanh nghiệp lập bảng kê theo Mẫu số 12/BKHMT Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gửi đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử và nhận phản hồi từ hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;
  6. b) Định kỳ hàng tháng (trong 07 ngày làm việc đầu tiên của tháng), tổng hợp số liệu hàng mẫu, hàng thử, túi, bao bì nhập khẩu đã sử dụng, còn tồn của tháng trước gửi đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

Trường hợp số liệu báo cáo của doanh nghiệp không có nghi ngờ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo, cơ quan hải quan xác nhận trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử về số liệu báo cáo.

Trường hợp cơ quan hải quan nghi ngờ về số liệu doanh nghiệp báo cáo, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra các hồ sơ liên quan. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan kiểm tra thực tế lượng hàng tồn của cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế theo quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan. Cục trưởng Cục Hải quan giao Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế tổ chức thực hiện kiểm tra chậm nhất trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định.

Đối với trường hợp phức tạp, Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra nhưng không quá 05 ngày làm việc.

Nội dung kiểm tra và kết quả kiểm tra được ghi nhận bằng biên bản kiểm tra theo Mẫu số 13/BBKT Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Cơ quan hải quan thực hiện xác nhận trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử về số liệu của doanh nghiệp theo kết luận kiểm tra.

Điều 23. Thủ tục đối với tiền mặt của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế đưa vào, đưa ra khu cách ly, khu vực hạn chế

  1. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế
  2. a) Gửi dữ liệu theo Mẫu số 05/BKTMVR Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử trước khi đưa tiền vào, tiền ra khỏi khu cách ly, khu hạn chế;
  3. b) Thực hiện các yêu cầu của cơ quan hải quan qua phản hồi của hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Xuất trình tiền mặt trong trường hợp cơ quan hải quan yêu cầu.
  4. Trách nhiệm của cơ quan hải quan
  5. a) Khi nhận được thông tin khai báo của doanh nghiệp và thông tin phản hồi của hệ thống xử lý dữ liệu điện tử cho doanh nghiệp, công chức hải quan kiểm tra các nội dung khai báo trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;
  6. b) Giám sát tiền mặt đưa vào, ra khu cách ly, khu hạn chế;
  7. c) Kiểm tra thực tế tiền mặt đưa vào, đưa ra khu cách ly, khu hạn chế trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
  8. d) Công chức hải quan thực hiện xác nhận tiền qua khu vực giám sát trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử đối với tiền mặt đưa vào, đưa ra khu cách ly, khu hạn chế.
  9. Trong trường hợp thực hiện thủ công hoặc hệ thống xử lý dữ liệu điện tử gặp sự cố
  10. a) Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai trên 02 Bảng kê lượng tiền mang vào/ra khu cách ly, khu hạn chế theo Mẫu số 05/BKTMVR Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này cho công chức hải quan kiểm tra, xác nhận. Xuất trình tiền mặt trong trường hợp cơ quan hải quan yêu cầu. Đối với trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử gặp sự cố, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi sự cố của hệ thống xử lý dữ liệu điện tử được khắc phục, doanh nghiệp gửi các thông tin trên bảng kê đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;
  11. b) Cơ quan hải quan có trách nhiệm giám sát việc đưa tiền mặt vào, ra khỏi khu cách ly, khu hạn chế. Kiểm tra thực tế tiền mặt trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Ngay sau khi hoàn thành việc kiểm tra tiền mặt (đối với trường hợp phải kiểm tra thực tế) hoặc tiền mặt qua khu vực giám sát, cơ quan hải quan thực hiện xác nhận trên 02 Bảng kê lượng tiền mang vào/ra khu cách ly, khu hạn chế doanh nghiệp xuất trình, lưu 01 bản, trả lại doanh nghiệp 01 bản.

Điều 24. Báo cáo quyết toán đối với hàng hóa đưa vào để bán tại cửa hàng miễn thuế

  1. Thời hạn nộp báo cáo quyết toán đối với hàng hóa đưa vào để bán tại cửa hàng miễn thuế
  2. a) Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế nộp báo cáo quyết toán tình hình bán hàng miễn thuế trong năm tài chính cho cơ quan hải quan;
  3. b) Doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế sau khi nộp báo cáo quyết toán được phép sửa đổi, bổ sung nội dung báo cáo trong thời gian trước khi hết thời hạn nộp báo cáo quyết toán và trước thời điểm cơ quan hải quan có thông báo về việc thực hiện kiểm tra hay không kiểm tra đối với báo cáo quyết toán.
  4. Địa điểm nộp báo cáo quyết toán

Tại Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế.

  1. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế
  2. a) Nộp báo cáo quyết toán đối với hàng hóa đưa vào để bán tại cửa hàng miễn thuế: nộp báo cáo quyết toán theo nguyên tắc nhập – xuất – tồn kho theo Mẫu số 07/BCQT Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Báo cáo quyết toán phải phù hợp với chứng từ hạch toán kế toán của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế;
  3. b) Cung cấp hồ sơ hải quan, chứng từ kế toán, sổ kế toán, chứng từ bán hàng, các giấy tờ khác (nếu có) để phục vụ công tác kiểm tra báo cáo quyết toán khi được cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định.
  4. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế: Tiếp nhận báo cáo quyết toán tình hình kinh doanh hàng miễn thuế do doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế nộp, kiểm tra báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều này và thực hiện:
  5. a) Đối với báo cáo quyết toán phải thực hiện kiểm tra, cơ quan hải quan phải thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán;
  6. b) Đối với báo cáo quyết toán không thuộc trường hợp phải kiểm tra, trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán của doanh nghiệp, cơ quan hải quan phản hồi qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử đến doanh nghiệp về báo cáo quyết toán được chấp nhận, không thực hiện kiểm tra. Đồng thời xác nhận trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử việc doanh nghiệp hoàn thành báo cáo quyết toán.
  7. Các trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán
  8. a) Báo cáo quyết toán của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế nộp lần đầu;
  9. b) Báo cáo quyết toán có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan đã được doanh nghiệp giải trình nhưng không được cơ quan hải quan chấp nhận;
  10. c) Kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế.
  11. Nội dung kiểm tra báo cáo quyết toán: Kiểm tra hồ sơ hải quan, chứng từ kế toán, lượng hàng tồn tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế. Cơ quan hải quan chỉ yêu cầu doanh nghiệp xuất trình hồ sơ hải quan, chứng từ kế toán đối với các chứng từ thể hiện số liệu không được lưu trữ trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc có sự sai khác giữa hệ thống xử lý dữ liệu điện tử với số liệu doanh nghiệp báo cáo.
  12. Thẩm quyền quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế quyết định kiểm tra và tổ chức thực hiện việc kiểm tra đối với các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
  13. Trình tự, thủ tục kiểm tra báo cáo quyết toán
  14. a) Kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo Quyết định của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành và gửi cho doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế biết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra.

Quyết định kiểm tra phải có các thông tin: Người kiểm tra, người bị kiểm tra, nội dung kiểm tra, thời gian bắt đầu kiểm tra, thời gian kết thúc kiểm tra, địa điểm thực hiện việc kiểm tra;

  1. b) Thời hạn cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế. Trường hợp phức tạp, Chi cục trưởng Chi Cục Hải quan ban hành quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra nhưng không quá 05 ngày làm việc.

Các nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng các biên bản kiểm tra giữa đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế và đoàn kiểm tra.

  1. Xử lý kết quả kiểm tra: trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế, cơ quan hải quan phải có thông báo kết quả kiểm tra với doanh nghiệp được kiểm tra về sự phù hợp, nội dung không phù hợp của báo cáo quyết toán (nếu có) để doanh nghiệp giải trình.
  2. a) Trường hợp kiểm tra xác định báo cáo quyết toán phù hợp với chứng từ kế toán, sổ kế toán, phù hợp với hồ sơ hàng hóa thực hiện kinh doanh hàng miễn thuế, cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra và xác nhận kết quả kiểm tra trên báo cáo quyết toán. Cập nhật kết quả kiểm tra vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;
  3. b) Trường hợp không phù hợp với chứng từ kế toán, sổ kế toán, không phù hợp với hồ sơ hàng hóa kinh doanh hàng miễn thuế thì yêu cầu doanh nghiệp giải trình trong vòng 05 ngày làm việc. Trường hợp cơ quan hải quan chấp nhận nội dung giải trình của doanh nghiệp, trong thời gian 05 ngày làm việc cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra, xác nhận vào báo cáo quyết toán và cập nhật kết quả vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;
  4. c) Trường hợp cơ quan hải quan không chấp nhận nội dung giải trình của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không giải trình thì cơ quan hải quan căn cứ quy định pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan và hồ sơ hiện có để quyết định xử lý về thuế và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định pháp luật;
  5. d) Bản kết luận kiểm tra phải có các nội dung: quyết định kiểm tra, phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra, ý kiến của người được kiểm tra, kết luận về từng nội dung được kiểm tra, mức độ vi phạm (nếu có), biện pháp xử lý, kiến nghị đề xuất của đoàn kiểm tra về biện pháp xử lý.

Điều 25. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa miễn thuế trong trường hợp một doanh nghiệp có nhiều cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế tại nhiều địa điểm khác nhau chịu sự quản lý của các Chi cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác nhau

  1. Trách nhiệm của doanh nghiệp
  2. a) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa để đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế theo quy định tại Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế;
  3. b) Có hệ thống phần mềm quản lý đối với từng cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế và được kết nối với các Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế;
  4. c) Khi hàng hóa xuất ra khỏi cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế để chuyển đến cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế thuộc quản lý của Chi cục Hải quan khác, doanh nghiệp lập phiếu xuất kho, phiếu xuất kho ghi rõ: Địa điểm cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế được vận chuyển đến, Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế được vận chuyển đến;
  5. d) Chịu trách nhiệm vận chuyển nguyên trạng hàng hóa đến các địa điểm đặt cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế ghi trên phiếu xuất kho;

đ) Nộp báo cáo quyết toán theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này đến Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế;

  1. e) Tuân thủ các quy định về kiểm tra báo cáo quyết toán quy định tại Điều 24 Nghị định này.
  2. Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi hàng hóa chuyển đi
  3. a) Thực hiện giám sát hàng hóa xếp lên phương tiện vận chuyển, niêm phong hải quan;
  4. b) Căn cứ thông tin trên phiếu xuất kho, thực hiện lập 02 biên bản bàn giao hàng hóa miễn thuế vận chuyển chịu sự giám sát hải quan theo Mẫu số 06/BBBG Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và giao cho doanh nghiệp để chuyển đến Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế nơi hàng hóa được vận chuyển đến;
  5. c) Theo dõi thông tin về hàng hóa được vận chuyển đi, chủ trì truy tìm trong trường hợp quá thời hạn nhưng hàng hóa chưa đến địa điểm được vận chuyển đến;
  6. d) Theo dõi việc luân chuyển hàng hóa giữa các cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế trên hệ thống phần mềm của doanh nghiệp.
  7. Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi hàng hóa chuyển đến
  8. a) Căn cứ biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan nơi hàng hóa chuyển đi lập, thực hiện giám sát hàng hóa đưa từ phương tiện vận chuyển vào kho chứa hàng miễn thuế, cửa hàng miễn thuế;
  9. b) Thực hiện xác nhận trên 02 biên bản bàn giao, 01 bản giao cho doanh nghiệp, 01 bản gửi cho Chi cục Hải quan nơi hàng chuyển đi;
  10. c) Theo dõi thông tin về hàng hóa vận chuyển, phối hợp với Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi để truy tìm trong trường hợp quá thời hạn nhưng hàng chưa đến địa điểm được vận chuyển đến;
  11. d) Theo dõi việc luân chuyển hàng hóa giữa các cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế trên hệ thống phần mềm của doanh nghiệp.
  12. Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế có trách nhiệm tiếp nhận báo cáo quyết toán do doanh nghiệp nộp và kiểm tra báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.

Điều 26. Trách nhiệm của đối tượng mua hàng miễn thuế quy định tại Điều 3 Nghị định này

  1. Người mua hàng miễn thuế khi mua hàng miễn thuế phải xuất trình, cung cấp những thông tin cần thiết khi mua hàng miễn thuế được quy định tại Nghị định này, không được cho người khác sử dụng hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy thông hành, tiêu chuẩn miễn thuế của mình.
  2. Thực hiện các nghĩa vụ về thuế, chính sách mặt hàng nhập khẩu với cơ quan hải quan trong trường hợp mua hàng vượt tiêu chuẩn định lượng miễn thuế.

Điều 27. Công tác phối hợp của đơn vị kinh doanh cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế, Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu đường bộ quốc tế, đơn vị được giao quản lý cửa khẩu đường bộ quốc tế, doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế và cơ quan hải quan

  1. Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế thống nhất với đơn vị kinh doanh cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế, Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu đường bộ quốc tế, đơn vị được giao quản lý cửa khẩu đường bộ quốc tế về địa điểm cơ quan hải quan thực hiện giám sát hàng hóa, tiền mặt đưa vào, đưa ra khu vực cách ly, khu vực hạn chế.
  2. Doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế danh sách những người có nhiệm vụ đưa hàng hóa, tiền mặt ra, vào khu cách ly, khu vực hạn chế và nhân viên bán hàng để đảm bảo các yêu cầu giám sát của cơ quan hải quan.

 

Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 28. Hiệu lực thi hành

  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2020.
  2. Nghị định này bãi bỏ Nghị định số 167/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về kinh doanh hàng miễn thuế.

Điều 29. Điều khoản chuyển tiếp

  1. Doanh nghiệp có nhiều cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế tại nhiều địa điểm khác nhau chịu sự quản lý của các Chi cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác nhau thực hiện báo cáo quyết toán năm 2020 theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 167/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về kinh doanh hàng miễn thuế.
  2. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế thực hiện hóa đơn điện tử thì việc lập, quản lý, sử dụng, bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về hóa đơn điện tử.

Điều 30. Trách nhiệm thi hành

  1. Giao Bộ Tài chính có trách nhiệm xây dựng hệ thống xử lý dữ liệu điện tử để tiếp nhận, xử lý, theo dõi, quản lý hàng hóa đưa vào, đưa ra, bán tại cửa hàng miễn thuế và hướng dẫn các vướng mắc phát sinh đối với hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế.
  2. Các bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện kiểm tra theo nguyên tắc đột xuất hoặc định kì lấy mẫu hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế để thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

  1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

– Văn phòng Tổng Bí thư;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

– Văn phòng Quốc hội;

– Toà án nhân dân tối cao;

– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

– Kiểm toán Nhà nước;

– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

– Ngân hàng Chính sách xã hội;

– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

– Lưu: VT, KTTH (2).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

 

 

 

Phụ lục I

QUY ĐỊNH VỊ TRÍ DÁN TEM “VIET NAM DUTY NOT PAID” ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ

(Kèm theo Nghị định số 100/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ)

_____________

 

  1. Thuốc lá: Tem được dán ở đầu tút thuốc, vắt qua vị trí mở đảm bảo khi mở tút thuốc thì tem sẽ rách và không thể sử dụng lại được. Đối với thuốc lá sợi, tem được dán ở vị trí nắp hộp đảm bảo khi mở nắp để lấy sợi thuốc thì tem sẽ rách và không thể sử dụng lại được.
  2. Rượu chai (bao gồm cả hũ, bình): Tem được dán vắt qua vị trí mở nơi có thể lấy rượu ra trên bao bì chứa sản phẩm rượu (nắp chai, nắp hũ, nắp bình, vòi rượu,…) đảm bảo khi mở nắp chai thì tem sẽ rách và không thể sử dụng lại được. Đối với các loại rượu đựng trong hộp cần bảo quản đặc biệt của nhà sản xuất (gắn si, chì, …), tem được dán vào nắp hộp phía trên chai rượu đảm bảo khi mở nắp thì tem sẽ rách và không thể sử dụng lại được.
  3. Bia các loại: Tem được dán ở vỏ thùng carton vắt qua vị trí mở thùng đảm bảo khi mở thùng thì tem sẽ rách và không thể sử dụng lại được. Đối với bia đựng trong thùng chứa từ 03 lít trở lên thì dán tem vào nắp thùng đảm bảo khi mở thùng thì tem sẽ rách và không thể sử dụng lại được.

 

Phụ lục II

(Kèm theo Nghị định số: 100/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ)

___________

 

Mẫu số 01/PTBHVĐM

Phiếu thông báo hàng vượt định mức của khách mua hàng miễn thuế

Mẫu số 02/PGH

Phiếu giao hàng đối với khách mua hàng miễn thuế trong nội địa

Mẫu số 03/CV

Công văn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thuốc lá

Mẫu số 04/BCNKTKTL

Báo cáo tình hình nhập khẩu, tồn kho và tiêu thụ thuốc lá tại cửa hàng miễn thuế của…

Mẫu số 05/BKTMVR

Bảng kê lượng tiền mang vào/ra khu cách ly, khu hạn chế

Mẫu số 06/BBBG

Biên bản bàn giao hàng hóa miễn thuế vận chuyển chịu sự giám sát hải quan

Mẫu số 07/BCQT

Báo cáo quyết toán kinh doanh hàng miễn thuế

Mẫu số 08/PGHKVTB

Phiếu giao nhận hàng hóa đối với hàng hóa vận chuyển giữa kho chứa hàng miễn thuế và tàu bay

Mẫu số 09/BKTMKVTB

Bảng kê lượng tiền mặt vận chuyển giữa kho chứa hàng miễn thuế và tàu bay

Mẫu số 10/DSHH

Danh sách hàng hóa đưa vào/đưa ra cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế

Mẫu số 11/BKHH

Bảng kê hàng hóa bán cho khách xuất cảnh

Mẫu số 12/BKHMT

Bảng kê hàng mẫu, hàng thử, túi, bao bì nhập khẩu

Mẫu số 13/BBKT

Biên bản kiểm tra

 

Mẫu số 01/PTBHVĐM

 

TÊN DOANH NGHIỆP

___________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

……., ngày … tháng …. năm …..

 

 

PHIẾU THÔNG BÁO

HÀNG VƯỢT ĐỊNH MỨC CỦA KHÁCH MUA HÀNG MIỄN THUẾ

 

Tên người mua hàng:

Số hộ chiếu:

Số hiệu chuyến bay:

Số hoá đơn:

STT

Tên hàng

Đơn vị tính

Số lượng

Trị giá

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XÁC NHẬN CỦA CỬA HÀNG MIỄN THUẾ

(Ký, ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA CÔNG CHỨC HẢI QUAN
(Ký, đóng dấu công chức)

 

 

 

 



Mẫu số 02/PGH

 

PHIẾU GIAO HÀNG

ĐỐI VỚI KHÁCH MUA HÀNG MIỄN THUẾ TRONG NỘI ĐỊA

         , ngày             tháng               năm          

 

Tên doanh nghiệp:                                                               Mã số thuế:

Tên người mua hàng:

Số hộ chiếu/giấy thông hành của hành khách/giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế:

Số hiệu chuyến bay, số hiệu phương tiện xuất cảnh (nếu có):

Số hoá đơn:

Ngày hoá đơn:

Cửa khẩu giao hàng:

Kho/cửa hàng xuất hàng:

STT

Tên hàng

Đơn vị tính

Số lượng

Trị giá

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI MUA HÀNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA NHÂN VIÊN BÁN HÀNG MIỄN THUẾ/KHO HÀNG MIỄN THUẾ

(Ký, ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA CÔNG CHỨC HẢI QUAN CỬA KHẨU

(Ký, đóng dấu số hiệu công chức)

 

 

 

*Lưu ý: Nhân viên kho hàng miễn thuế chỉ thực hiện xác nhận trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều cửa hàng miễn thuế, đề nghị được sử dụng hàng hoá tại kho hàng miễn thuế cửa khẩu khách xuất cảnh để giao cho khách hàng đã mua hàng tại cửa hàng miễn thuế trong nội địa (kho hàng miễn thuế tại sân bay và cửa hàng miễn thuế trong nội địa thuộc sự quản lý của 02 Chi cục Hải quan khác nhau).

 

Mẫu số 03/CV

 

UBND TỈNH, THÀNH PHỐ

TÊN DOANH NGHIỆP

___________

Số: ………….

V/v: Đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thuốc lá

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

……., ngày … tháng …. năm …..

 

 

Kính gửi: Bộ Công Thương.

 

Tên doanh nghiệp:

Địa chỉ liên lạc:                               Số điện thoại:                          Số Fax:

Hoạt động kinh doanh miễn thuế phục vụ …………………….. (đối tượng mua hàng) theo:…. (Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư).

Căn cứ tình hình nhập khẩu, tiêu thụ và tồn kho thuốc lá tại Cửa hàng miễn thuế phục vụ (đối tượng mua hàng) đến thời điểm…………………….. (Báo cáo cụ thể có xác nhận của cơ quan hải quan gửi kèm theo đây).

Đề nghị Bộ Công Thương cấp phép nhập khẩu ………………………… (trị giá tính theo USD) sản phẩm thuốc lá để bán tại cửa hàng miễn thuế phục vụ ………………. của doanh nghiệp trong thời gian          

Doanh nghiệp cam kết thực hiện việc nhập khẩu, bán hàng và thanh quyết toán thuế đúng quy định hiện hành./.

 

Nơi nhận:

– ……………..;

– ……………..

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP

(Ký tên và đóng dấu)

 

                                                                     

* Lưu ý: Đối với doanh nghiệp cấp giấy phép lần đầu thì không cần nộp báo cáo tình hình nhập khẩu, tồn kho, tiêu thụ thuốc lá theo Mẫu số 04/BCNKTKTL ban hành kèm theo Nghị định này.

 

Mẫu số 04/BCNKTKTL

 

UBND TỈNH, THÀNH PHỐ

TÊN DOANH NGHIỆP

___________

Số: ………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

……., ngày … tháng …. năm …..

 

 

 

BÁO CÁO

Tình hình nhập khẩu, tồn kho và tiêu thụ thuốc lá tại Cửa hàng miễn thuế của……

Từ ngày            đến ngày

(Kèm theo công văn số …………… ngày …. tháng………. năm… của…………….. )

______________

 

TT

Loại thuốc lá

Đơn vị tính

Tồn kho đầu kỳ

Số lượng được phép nhập khẩu

Thực hiện nhập khẩu trong kì

Xuất bán trong kì

Xuất khác trong kì (tái xuất, tiêu hủy)*

Tồn kho cuối kỳ

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

1

Thuốc lá điếu

 

 

 

 

 

 

 

2

Xì gà

 

 

 

 

 

 

 

3

Thuốc lá sợi

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Ghi chú: Trường hợp có xuất khác trong kỳ, đề nghị kèm theo chứng từ, tài liệu liên quan (Tờ khai tái xuất đã hoàn thành thủ tục hải quan hoặc Biên bản tiêu hủy thuốc lá).

 

XÁC NHẬN CỦA CHI CỤC HẢI QUAN QUẢN LÝ CỬA HÀNG MIỄN THUẾ

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)

 

 

 

 

Mẫu số 05/BKTMVR

 

BẢNG KÊ LƯỢNG TIỀN MANG VÀO/RA

KHU CÁCH LY, KHU HẠN CHẾ

        , ngày ….tháng ….năm….

 

(1) Tên doanh nghiệp:

(2) Địa chỉ:

(3) Mã số thuế:

(4) Cửa hàng:

Tiền mặt đưa vào khu cách ly, khu hạn chế

Tiền mặt đưa ra khỏi khu cách ly, khu hạn chế

Tổng tiền thẻ thu được

Tổng tiền Việt Nam

Ngoại tệ

Xác nhận công chức HQ giám sát khi đưa vào khu cách ly

Tổng tiền Việt Nam

Ngoại tệ

Xác nhận công chức HQ giám sát khi đưa ra khỏi khu cách ly

 

Loại tiền

Số lượng

Loại tiền

Số lượng

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(15) ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP KHI ĐƯA TIỀN MẶT VÀO KHU CÁCH LY

(Ký, ghi rõ họ tên)

(16) ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP KHI ĐƯA TIỀN MẶT RA KHỎI KHU CÁCH LY

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

                                                                                      

                                                                                      

* Ghi chú: Tại cột (6) và cột (10) ghi rõ loại ngoại tệ mang vào/ra khu cách ly như: USD, EURO,…

Mẫu số 06/BBBG

 

TỔNG CỤC HẢI QUAN

CỤC HẢI QUAN:…………….

Chi cục Hải quan………..

Số:…………. HQ-BBBG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

 

 

BIÊN BẢN

Bàn giao hàng hóa miễn thuế vận chuyển chịu sự giám sát hải quan

____________

 

Hồi ….. giờ …. phút, ngày … tháng …. năm ……, Chi cục Hải quan ……….. Số điện thoại ………… Số fax …. bàn giao cho ông (bà) …………………………….

Đại diện của Công ty……………………………… ; lô hàng thuộc phiếu giao hàng hoá/phiếu xuất kho số …. ngày ….tháng…………………………………………………………. năm …… để vận chuyển đến Chi cục Hải quan        thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố …. gồm:

  1. Hồ sơ hải quan
  2. a) ….
  3. b) …
  4. Hàng hóa

STT

Số hiệu container/biển kiểm soát xe chuyên dụng/số hiệu chuyến bay

Số niêm phong hãng vận tải

Số niêm phong hải quan

Số lượng kiện đã niêm phong

Số Mark nhôm định danh

(01)

(02)

(03)

(04)

(05)

(06)

 

Tình trạng xe container/xe chuyên dụng/hàng hóa ……………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………..

Biên bản về tình trạng xe container/xe chuyên dụng/hàng hóa (nếu có), số …………

Thời gian vận chuyển…………………………….. ; Tuyến đường vận chuyển:……………….. ; km ………………

Ngày, giờ xuất phát: ……………………………….. Ngày, giờ đến: ………………………….

Các vấn đề khác có liên quan đến hàng hóa và hồ sơ hải quan: ……………………………..

………………………………………………………………………………………………………………….

 

NGƯỜI KHAI HẢI QUAN/NGƯỜI VẬN CHUYỂN
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHI CỤC HẢI QUAN NƠI HÀNG HÓA MIỄN THUẾ VẬN CHUYỂN ĐI

(Ký, đóng dấu số hiệu công chức)

CHI CỤC HẢI QUAN NƠI HÀNG HÓA MIỄN THUẾ VẬN CHUYỂN ĐẾN
(Ký, đóng dấu số hiệu công chức)

 

 

*Ghi chú: Cột (6) chỉ dành cho vận chuyển hàng hoá giữa kho chứa hàng miễn thuế và tàu bay phục vụ bán hàng trên các chuyến bay quốc tế đi và đến Việt Nam trong trường hợp tàu bay nhập cảnh tại sân bay khác với sân bay xuất cảnh ban đầu.

 

 

Mẫu số 07/BCQT

 

Tên doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế

Mã số thuế:

Địa chỉ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

 

 

BÁO CÁO QUYẾT TOÁN KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ

Năm:           

 

STT

Tên hàng hóa

Mã hàng hóa

Đơn vị tính

Số lượng

Ghi chú

Tồn đầu kỳ

Nhập trong kỳ

Xuất trong kỳ

Tồn cuối kỳ

Tạm nhập khẩu từ nước ngoài, kho ngoại quan, khu phi thuế quan

Từ nội địa

Tạm nhập khẩu từ nước ngoài, kho ngoại quan, khu phi thuế quan

Từ nội địa

Xuất bán

Chuyển tiêu thụ nội địa

Đưa trở lại nội địa

Tái xuất

Tiêu hủy

Tạm nhập khẩu từ nước ngoài, kho ngoại quan, khu phi thuế quan

Từ nội địa

(01)

(02)

(03)

(04)

(05)

(06)

(07)

(08)

(09)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ….. tháng….năm….

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

Ghi chú:

– Mã hàng hóa cột (03) là mã theo dõi hàng hóa của doanh nghiệp;

– Báo cáo bao gồm cả hàng tặng kèm sản phẩm hàng mẫu, hàng thử, túi bao bì nhập khẩu (nếu có);

– Trường hợp hàng mẫu, hàng thử, túi bao bì nhập khẩu đã sử dụng hết thì doanh nghiệp kê khai vào cột xuất bán (09) và ghi chú cụ thể vào cột (16) là hàng mẫu, hàng thử hoặc túi bao bì nhập khẩu.

 

 

Mẫu số 08/PGHKVTB

 

PHIẾU GIAO NHẬN HÀNG HOÁ

ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN GIỮA KHO CHỨA HÀNG MIỄN THUẾ VÀ TÀU BAY

       , ngày            tháng            năm….

 

 

 

(01) Số phiếu giao nhận:………. /mã số thuế/PGHKVTB

(02) Tên doanh nghiệp:                                                  Mã số thuế:

(03) Số hiệu chuyến bay:

(04) Sân bay quốc tế đi:                                                  Sân bay quốc tế đến (dự kiến):

(05) Thời gian khởi hành:                                               Thời gian đến (dự kiến)

(06) Số hiệu xe hàng miễn thuế:

STT

Tên hàng hoá

Đơn vị tính

Lượng hàng hoá xuất kho bán trên chuyến bay quốc tế

Lượng hàng hoá đã bán phục vụ hành khách trên chuyến bay quốc tế

Lượng hàng hoá còn tồn trên chuyến bay quốc tế

Chặng đi

Chặng về

(07)

(08)

(09)

(10)

(11)

(12)

(13)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày đi:

(14) ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

(15) ĐẠI DIỆN TIẾP VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày về:

(17) ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

(18) ĐẠI DIỆN TIẾP VIÊN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

(16) XÁC NHẬN CỦA HẢI QUAN

Niêm phong HQ:

Mark nhôm định danh:

 

 

 

 

 

(Ký, đóng dấu số hiệu công chức)

(19) XÁC NHẬN CỦA HẢI QUAN

Niêm phong HQ:

Mark nhôm định danh:

 

 

 

 

 

(Ký, đóng dấu số hiệu công chức)

 

Mẫu số 09/BKTMKVTB

 

BẢNG KÊ LƯỢNG TIỀN MẶT VẬN CHUYỂN

GIỮA KHO CHỨA HÀNG MIỄN THUẾ VÀ TÀU BAY

     ,ngày ….tháng ….năm….

 

(01) Số hiệu chuyến bay:                                     Ngày giờ bay:

(02) Từ sân bay:                                                  Đến sân bay:

(03) Số hiệu xe hàng:

(04) Họ tên người giao tiền:                                Chức vụ:

(05) Họ tên người nhận tiền:                               Chức vụ:

Tiền mặt đưa lên tàu bay (06)

(07) Xác nhận của hải quan

(Ký, đóng dấu số hiệu công chức)

Tiền mặt mang xuống tàu bay

(08)

(09) Xác nhận của hải quan

(Ký, đóng dấu số hiệu công chức)

Tổng tiền thẻ thu được (10)

STT

Loại tiền

Số lượng

STT

Loại tiền

Số lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(11) ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP

(Ký, ghi rõ họ và tên)

(12) TIẾP VIÊN

(Ký, ghi rõ họ và tên)

(13) ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP

(Ký, ghi rõ họ và tên)

(14) TIẾP VIÊN

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

 

 

 

* Ghi chú: Tại cột (06) và (08) ghi rõ loại tiền mang vào/ra khu cách ly như: VND, USD, EURO,…

 

 

Mẫu số 10/DSHH

 

DANH SÁCH HÀNG HOÁ ĐƯA VÀO/ ĐƯA RA CỬA HÀNG MIỄN THUẾ, KHO CHỨA HÀNG MIỄN THUẾ

(Đối với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu)

…., ngày …. tháng … năm….

 

(01) Tên doanh nghiệp:                                            Mã số thuế:

(02) Cửa hàng/kho chứa hàng:

(03) Danh sách hàng hoá:

STT

Tên hàng

Đơn vị tính

Số lượng

Trị giá

Ghi chú

(04)

(05)

(06)

(07)

(08)

(09)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(10) ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP

(Ký, ghi rõ họ và tên)

(11) XÁC NHẬN HẢI QUAN QUẢN LÝ CỬA HÀNG MIỄN THUẾ, KHO HÀNG MIỄN THUẾ

(Ký, đóng dấu số hiệu công chức)

 

 

 

Mẫu số 11/BKHH

 

TÊN DOANH NGHIỆP

___________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

….., ngày … tháng … năm….

 

                                                    

BẢNG KÊ HÀNG HOÁ BÁN CHO KHÁCH XUẤT CẢNH

 

(01) Tên doanh nghiệp:

(02) Mã số thuế:

(03) Cửa hàng/kho chứa hàng:

(04) Quốc gia/vùng lãnh thổ giao hàng:

STT

Số hoá đơn

Thông tin người mua hàng

Thông tin hàng hoá

Họ tên

Quốc tịch

Số hộ chiếu/số giấy thông hành/số giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế

Ngày cấp

Tên hàng

Đơn vị

tính

Số lượng

Trị giá

(05)

(06)

(07)

(08)

(09)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)

 

 

 

 

Mẫu số 12/BKHMT

 

TÊN DOANH NGHIỆP

___________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

….., ngày … tháng … năm….

 

 

BẢNG KÊ HÀNG MẪU, HÀNG THỬ, TÚI, BAO BÌ NHẬP KHẨU

 

(01) Tên doanh nghiệp:

(02) Mã số thuế:

(03) Cửa hàng/kho chứa hàng:

STT

Tên hàng

Đơn vị tính

Số lượng

Trị giá

Ghi chú

(04)

(05)

(06)

(07)

(08)

(09)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)

 

 

 

Mẫu số 13/BBKT

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN CẤP TRÊN

CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

___________

Số: ……………/BB-HC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

….., ngày … tháng … năm….

 

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA

 

Căn cứ pháp lý:

Thực hiện Quyết định số…………………………. ngày……… của…………… về việc kiểm tra thực tế lượng hàng tồn của cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế tại trụ sở của …………………..  mã số thuế:      

Địa chỉ:            

Hôm nay, hồi….giờ….phút…..ngày … tháng…năm…

Chúng tôi gồm:

  1. Ông (bà): ………………………… Chức vụ: ………………………Đơn vị ………………….
  2. Ồng (bà): …………………………. Chức vụ: ……………………….Đơn vị ………………….

Đã làm việc với:

  1. Ông (bà): …………………………… Năm sinh ………………… Quốc tịch ……………………

Chức danh: ………………………………………Công ty ……………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………

Giấy CMND/Hộ chiếu số: ………………….. Ngày cấp: ……………. Nơi cấp: …………….

  1. …………………………………………………………………………………………………………

Nội dung kiểm tra:

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

Kết quả kiểm tra:

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

Biên bản kết thúc vào hồi: ………………………………………………………………………..

Biên bản được lập thành …. bản, mỗi bản gồm  …… tờ, có nội dung và giá trị như nhau, các bên gồm: ………………… , mỗi bên giữ 01 bản.

Sau khi đọc biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản và cùng ký vào biên bản.

Ý kiến bổ sung khác (nếu có)(1):

………………………………………………………………………………………………………………

 

NGƯỜI THAM GIA LÀM VIỆC(2)

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI THAM GIA KIỂM TRA(3)

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

—————————–

(1) Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải nêu ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

(2) Thành phần tham gia là danh sách cá nhân đã được cử làm việc với đoàn kiểm tra. Trường hợp đại diện có thẩm quyền ký biên bản phải ký ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu của người khai hải quan.

(3) Thành phần tham gia là thành viên đoàn kiểm tra tại quyết định kiểm tra. Trường hợp trưởng đoàn kiểm tra ký trên biên bản ghi rõ chức danh trưởng đoàn.

 

 

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2020.

Tải Nghị định số 100/2020/NĐ-CP

    Hỗ trợ giải đáp




    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *