THỜI GIAN TRẢ LƯƠNG THEO LUẬT LAO ĐỘNG

Theo Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP

Người sử dụng lao động có thể trả lương theo thời gian (hàng giờ, hàng ngày hoặc hàng tháng), theo công việc hoặc theo sự hoàn thành nhiệm vụ. Mức lương phải được tính bằng VNĐ, trừ khi người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Người sử dụng lao động phải cung cấp cho người lao động một phiếu ghi rõ mức lương, tiền làm thêm giờ, tiền lương làm đêm và các khoản khấu trừ (nếu có), mỗi khi trả lương. Người sử dụng lao động và người lao động cần đạt được một thỏa thuận về việc trả lương theo thời gian, theo sản phẩm (lương khoán) hay một số tiền cố định. Lương phải được trả bằng tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản ngân hàng cá nhân của người lao động. Trường hợp chuyển khoản thì người sử dụng lao động phải thanh toán chi phí mở tài khoản và chuyển khoản.

Tiền lương có thể được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Người lao động phải được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn (như đã thỏa thuận trong Hợp đồng lao động). Trong trường hợp tiền lương không được thanh toán đúng hạn, việc trả lương không được chậm hơn 01 tháng (kể từ ngày đến hạn trả lương) trong trường hợp bất khả kháng. Nếu việc trả lương chậm hơn 15 ngày, người sử dụng lao động phải trả cho người lao thêm một khoản tiền tương đương với các khoản nợ lương nhân với trần lãi suất tiền gửi một tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán.

Theo quy định của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả lương cho người lao động: ít nhất một lần trong 15 ngày cho người lao động được xác định trả lương theo giờ, ngày, tuần; ít nhất mỗi tháng một lần hoặc hai tuần một lần đối với người lao động được xác định trả lương theo tháng; và theo thỏa thuận giữa các bên, đối với người lao động có mức lương được xác định theo thành phẩm, sản phẩm (hoàn thành nhiệm vụ) và công việc. Trường hợp công việc phải thực hiện trong nhiều tháng thì tiền lương tháng được ứng trước theo khối lượng công việc đã thực hiện trong tháng.

Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng các công cụ và thiết bị của người sử dụng lao đến mức xác định theo quy định của Bộ luật Lao động. Người lao động phải được thông báo về những lý do khấu trừ tiền lương của mình, tuy nhiên mức khấu trừ không được vượt quá 30% tiền lương hàng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và thuế thu nhập.

Các quy định của Bộ luật Lao động mới (2019) và Nghị định thi hành (2020) được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

    Hỗ trợ giải đáp




    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *