Trong kinh doanh doanh nghiệp nào cũng cần phải có một nguồn vốn ổn định bên ngoài để phục vụ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, và nguồn vốn thường được lựa chọn nhiều nhất, phổ biến nhất là vốn vay ngân hàng. Do đó để hiểu và tính được hạn mức tín dụng cho vay của ngân hàng thì chúng ta xem qua nội dung và hướng dẫn bên dưới

- Khái niệm: Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương thức cho vay mà trong đó ngân hàng và khách hàng thỏa thuận một mức dư nợ cho vay tối đa trong một khoảng thời gian nhất định (thông thường là 1 năm). Hạn mức cho vay là mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong suốt khoảng thời gian cho vay.
2. Đặc điểm
- Mỗi kỳ khách hàng chỉ lập một hồ sơ vay và ký một hợp đồng cho vay hạn mức.
- Hạn mức cho vay được gắn liền với nhu cầu vốn lưu động khách hàng trong suốt khoảng thời gian cho vay.
- Mỗi lần giải ngân phải lập một khế ước nhận nợ
- Điều kiện cho vay chung được thỏa thuận trong hợp đồng hạn mức, điều kiện cho vay cụ thể được xác định theo từng khế ước nhận nợ.
3. Hồ sơ vay
- Hồ sơ pháp lý của khách hàng;
- Báo cáo tài chính, thu nhập;
- Kế hoạch sản xuất, kinh doanh;
- Hồ sơ bảo đảm nợ vay;
- Giấy đề nghị vay vốn;
- Tài liệu khác.
4. Cách tính hạn mức cho vay


Vốn tự có của khách hàng gồm: vốn lưu động ròng và vốn lưu động khác.
- Vốn lưu động ròng:

- Vốn lưu động khác:
+ Vay ngắn hạn của các ngân hàng khác;
+ Vay ngắn hạn của các tổ chức, cá nhân.
- Kết luận:
+ Hạn mức cho vay <= 0 thì ngân hàng sẽ không cho vay
+ Hạn mức cho vay > 0 thì ngân hàng chấp nhận cho vay đối với khách hàng này và đồng thời xem xét lại những giới hạn cho vay.
- Ví dụ: Cho chi phí kế hoạch: NVL: 2.304.000.000đ; chi quản lý: 353.000.000đ; chi phí bán hàng: 120.000.000đ; chi phí khấu hao TSCĐ: 140.000.000đ; Doanh thu thuần: 4.603.000.000đ; Tài sản ngắn hạn bình quân: 1.403.000.000đ; tài sản ngắn hạn: 1.430.000.000đ; nợ ngắn hạn: 740.000đ; Vay ngắn hạn: 100.000.000đ; tài sản cầm cố: 100.000.000đ (ngân hàng cho vay 70%).
+ Tính vòng quay VLĐ = 4.603.000.000/1.403.000.000 = 3,2
+ Tính nhu cầu vốn lưu động

+ Tính vốn lưu động ròng = 1.430.000.000 – 740.000.000 = 690.000.000đ
+ Vay ngắn hạn: 100.000.000đ
+ Tính hạn mức cho vay = 824.062.500 – 690.000.000 – 100.000.000 = 34.062.500đ
+ Mà ngân hàng cho vay 70% * 100.000.000đ = 70.000.000đ
=> Hạn mức vay năm kế hoạch là: 34.062.500đ